Nguyên tắc chứa trong này rất hay và ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống nha các bạn. Sau khi bạn đọc xong, bạn sẽ thấy quanh ta rất nhiều sản phẩm, vật dụng nguyên tắc chứa trong để tạo tính mới, thêm tính hữu ích.
ĐỊNH NGHĨA
Trước tiên, chúng ta thống nhất một câu định nghĩa ngắn gọn về nguyên tắc chứa trong là: Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng khác.
Ý NGHĨA
- ” Đối tượng ” ở đây không chỉ là đối tượng trong vật lý, như sản phẩm, vật dụng, máy móc, không gian ( gậy selfie có nhiều khúc nhỏ để thu cho gọn vào kéo ra để dùng, như đường hầm trong núi )
Mà còn hơn thế nữa đó là những khái niệm này trong khái niệm khác, lý thuyết này nằm trong lý thuyết khác. Chắc bạn đã nghe qua cụm từ “Tập hợp con” trong Toán học, nguyên tắc chứa trong cũng gần giống như ” tập hợp con” vậy. Đoạn này hơi trừa tượng, mới đọc thấy khó hiểu thì bỏ qua nha bạn. - Ý nghĩa chính của nguyên tắc chứa trong là phát hiện ra những khoảng trống trong đối tượng, từ đó cải tiến, bổ sung tăng thêm tính hữu ích mà không làm tăng thể tích đối tượng.
- Nguyên tắc chứa trong giúp ta phát hiện thêm tính chất mới của đối tượng, giúp đối tượng biến hóa linh động, đa năng mà vẫn gọn gàng. Như vậy nguyên tắc chứa trong không dùng đơn độc mà cần phải kết hợp các nguyên tắc khác như:
Nguyên tắc chia nhỏ
Nguyên tắc kết hợp
Nguyên tắc linh động
Nguyên tắc vạn năng
Nguyên tắc dự phòng
Và nếu bạn chưa áp dụng, ứng dụng được nguyên tắc chứa trong thì cũng chẳng mất mát gì cả. Vì nguyên tắc chứa trong giúp chúng ta luyện tập tính “quan sát đa chiều, lắng nghe, thấu hiểu, đầy đủ” từ đó dễ phát ý tưởng khai thác “tiềm năng” ẩn của đối tượng. Mà chẳng may không phát hiện “tiềm năng” thì cũng ngẫm ra có những “phụ kiện” dư thừa, có thể loại bỏ để đối tượng được đơn giản hóa.
Leave a Reply