Nội dung này là của Thầy Phan Dũng, và tôi may mắn học được.
- “Chia nhỏ” ở đây không có nghĩ chia đều, mà phân nhỏ theo từng phần phù hợp.
- Chia nhỏ đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Nguyên tắc này chúng ta thường áp dụng để giải quyết vấn đề lớn, để quản trị, để tăng góc nhìn mới.
- “Đối tượng” có thể là bất cứ cái gì có khả năng phân nhỏ được, như vấn đề, công việc, sản phẩm, máy móc, hệ thống…
- Chia nhỏ, phân nhỏ đối tượng lớn thành các đối tượng nhỏ để có thêm tính mới nhằm giải quyết vấn đề theo thực lực, phương tiện phù hợp.
- Chia nhỏ để tháo lắp được, làm đối tượng nhỏ gọn hơn, thuận tiện cho việc vận chuyển, cũng như khả năng sửa chữa, thay thế đối tượng.
- Phân nhỏ có thể làm đối tượng thay đổi từ thể rắn chuyển dần sang thể dẻo, lỏng, khí… nhằm tăng thêm tính chất của đối tượng, giúp ta có cách nhìn mới.
- Trong triết học có quy luật nói về: sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.